Chứng chỉ hành nghề khám bệnh được cấp như thế nào ?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh là gì? hiện đang là câu hỏi mà nhiều y sĩ, điều dưỡng viên và cả bác sĩ quan tâm sau khi tốt nghiệp đi làm ở các bệnh viện, các trung tâm, cơ sở y tế…

Đối với người Việt Nam

Đại học Mỹ thuật TP HCM, ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Nha Trang công bố điểm chuẩn 2019

Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

– Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.

– Giấy chứng nhận là lương y.

– Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Xem thêm: >> Làm chứng chỉ toeic, tin học abc

Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

 

Xem thêm: Làm bằng trung cấp đáp ứng nhu cầu xã hội cần

Đối với người nước ngoài, người Việt ở nước ngoài

Đối với người nước ngoài, người Việt ở nước ngoài, ngoài các điều kiện trên đây, còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

– Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

– Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

Về thời gian thực hành, người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

– 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ.

– 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ.

– 9 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

– 9 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Xác nhận quá trình thực hành

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh

Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về xác nhận quá trình thực hành như sau:

Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

– 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ.

– 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ.

– 9 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

– 9 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ được hưỡng dẫn tại Điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định như sau:

Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

– Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành.

– Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành.

– Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định trên nếu bác sỹ có thời gian 18 tháng khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện hoặc việc nghiên cứu có giường bệnh thì đủ điều kiện xác nhận quá trình thực hành.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh

Hồ sơ xin cấp giấy phép

Điều 27 Luật khám chữa bệnh 2009 và điều 7 Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề y (chứng chỉ hành nghề) gồm có:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;

– Bản sao hợp pháp bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề;

– Giấy xác nhận quá trình thực hành hợp pháp do Thủ trưởng cơ quan xác nhận (đối với cán bộ đang công tác); Đối với cán bộ nghỉ hưu hoặc đã nghỉ công tác có thể thay thế bằng sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu thời gian thực hành là tại các cơ sở y, dược tư nhân thì phải có giấy xác nhận thời gian thực hành và kèm theo bản sao hợp đồng lao động;

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;

– Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp.

– Giấy đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ hành chính của Thủ trưởng cơ quan (đối với cán bộ đang công tác); Bản sao hợp pháp Quyết định về hưu hoặc nghỉ việc (đối với các bộ đã nghỉ hưu hoặc đã nghỉ việc);

– Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan (theo mẫu);

– Bản photo hộ khẩu thường trú và chứng minh (khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu);

– Phiếu lý lịch tư pháp.

Trình tự thực hiện

Ở Đâu Nhận Làm Bằng Liên Thông Ngành Dược Điều Dưỡng?

Điều 28 Luật khám, và điều 7 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định về trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y được thực hiện như sau:

Bước 1:

– Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009; Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế;

– Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là người người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 Luật khám chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế tỉnh.

Bước 2:Trình tự xem xét đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) gửi cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYThướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì;

Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp chứng chỉ hành nghề trong thời gian quy định;

Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định ;

Bước 3: Thành lập hội đồng tư vấn

Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, xây dựng các tiêu chuẩn công nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp chứng chỉ hành nghề.

Bước 4: Cấp chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 và theo mã số quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT và mỗi cá nhân chỉ được cấp một chứng chỉ hành nghề. Phôi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế quản lý và cung cấp.

Bản sao chứng chỉ hành nghề và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề được lưu tại cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.

Chat Facebook
Chat Ngay